Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

10 điểm du lịch mùa thu hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Trong danh sách này có Sa Pa và vịnh Hạ Long, ngoài ra, những địa điểm thu hút du khách nhất còn có Bali, Phuket và Boracay.


1. Thiên đường du lịch Bali, Indonesia


Thời tiết ở Bali nắng ấm và khí hậu luôn khá ổn định, trời tương đối mát mẻ và cũng hay mưa vào chiều tối như ở Sài Gòn. Chỉ 3 tháng đầu năm ở Bali là mùa ít khách du lịch hơn. Du khách có thể đến khám phá Bali vào mùa thu để cảm nhận những bãi biển mang vẻ đẹp tinh khiết, vẫn được gìn giữ khá tốt; đến Bali để thăm hàng ngàn ngôi đền cổ kính và u tịch, thưởng thức ẩm thực phong phú của nơi đây…


2. Phuket – Hòn ngọc của Thái Lan


Nằm ở miền Nam Thái Lan, Phuket có hơn trăm hòn đảo lớn, nhỏ với những địa danh nổi tiếng được giới du lịch truyền tai nhau như: đảo Phi Phi, vịnh Phang Nga hay phim trường Mayya, nơi được chọn để quay bộ phim The Beach có sự tham gia của nam tài tử Leonardo Dicaprio. Ngoài vẻ đẹp của biển, Phuket còn hút khách với nhiều quán bar hoạt động suốt đêm, thú vị với chương trình biểu diễn văn nghệ của những người đẹp chuyển giới. Du khách còn được dịp tìm hiểu kiến trúc độc đáo của các công trình chùa chiền hay có những giờ phút thư giãn, lắng mình ngắm hoàng hôn trên mũi Laemphomthep.

3. Singapore


Dù không phải là mùa khuyến mãi nhiều nhất ở đảo quốc sư tử nhưng du lịch Singapore mùa thu vẫn rất hấp dẫn. Du khách đến Singapore không chỉ để shopping mà còn tham quan nhiều địa danh thú vị khác. Những điểm đến nổi bật nhất ở Singapore gồm: Chinatown, đu quay Flyer, phố ẩm thực Fleyang, đảo Sentosa, vườn chim Jurong…

4. Sa Pa, Việt Nam


Vùng du lịch Sa Pa đang bước vào thu với phong cảnh mùa lúa chín vàng đẹp như mơ trên những thửa ruộng bậc thang nằm dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vĩ…. Tháng 9, tháng 10 hàng năm là mùa đẹp nhất ở vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Những thửa ruộng bậc thang “như những chiếc thang trời” ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.

5. Đảo Boracay, Philippines


Hòn đảo nhỏ xinh đẹp này đứng đầu trong top 10 bãi biển đẹp nhất châu Á và đứng thứ 2 trong top 25 bãi biển đẹp nhất thế giới do du khách bình chọn trên mạng TripAdvisor – một trang web về du lịch nổi tiếng toàn cầu.

Boracay là hòn đảo nhỏ với chiều dài đảo chừng 7km và chiều ngang chưa đến 2km với tổng diện tích hơn 10km vuông, nằm cách thủ đô Manila của Philippines về phía Nam gần 400km. Boracay ấn tượng bởi bãi biển đẹp như mơ, bãi cát trắng mịn sạch sẽ, nước biển trong vắt, sóng nhẹ lăn tăn dễ chịu; hơn cả là dịch vụ khá tốt, con người thật thân thiện của nơi đây. Khách sạn, resort ở Boracay khá nhiều, nếu túi tiền của bạn rủng rỉnh thì ở resort hạng sang giá vài trăm đô, nếu eo hẹp hơn thì bạn cũng thể dễ dàng tìm thấy nhà trọ trong hẻm giá vài chục đô.

6. Kuala Lumpur, Malaysia


Một thành phố hiện đại bậc nhất ở châu Á với nền văn hóa truyền thống độc đáo, thành phố được mệnh danh “thành phố vườn” với những mảng xanh thơ mộng, trong lành, Kuala Lumpur hứa hẹn nhiều điểm tham quan thú vị mà du khách phải đến thăm một lần. Đây cũng là thiên đường mua sắm hấp dẫn, ở khu vực Đông Nam Á chỉ xếp sau Singapore.

7. Biển Hồ Tonle Sap, Campuchia


Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1997. Có 3 điểm bạn sẽ không thể quên khi đến Biển Hồ là cái bao la của nước, món tôm ngọt ngon và lối sinh hoạt, nuôi trồng trên ghe của đồng bào người Việt tại đây.

Tháng 8 đến tháng 11 hàng năm là mùa nước nổi ở Tonle Sap với nguồn cá dồi dào và phong phú nhất trong năm. Du khách đến đây thời gian này được cảm nhận cuộc sống Biển Hồ chân chất đồng thời sẽ vô cùng cảm phục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên của người dân nơi đây.

8. Luang Prabang, Lào


Luang Prabang là kinh đô cổ của quốc gia Lạn Xạng (vương quốc Lào) từ thế kỷ 14 đến năm 1946 gắn liền với tên tuổi của vua Fa Ngum. Giữa núi rừng heo hút, cố đô thanh bình và hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy. Cả thành phố có khoảng 40 ngôi chùa cổ được xây dựng từ những triều đại khác nhau mà mỗi ngôi chùa là một công trình văn hóa có giá trị nghệ thuật cao.

Nếu có thời gian, bạn hãy đi thuyền ngược dòng Mekong để đến thăm động Pak Ou (động cửa sông Nậm U) thần bí. Động ở ngoại vi Luang Prabang này là điểm du lịch nổi tiếng vì có hàng ngàn bức tượng Phật sơn son thếp vàng với hình thù và kích cỡ khác nhau.

9. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam


Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành. Bên trong các hòn đảo đó là hệ thống hang động tuyệt đẹp, nổi tiếng nhất là hang Sửng Sốt.

Về vịnh Hạ Long mùa thu này, bạn được đắm chìm trong khung cảnh non nước hùng vĩ nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ.

10. Hồ Inle, bang Shan, Myanmar


Hồ Inle rộng chừng 11km, trải dài 22km từ Bắc xuống Nam và nằm ở độ cao 875 mét so với mực nước biển. Khi phiêu du trên hồ bạn sẽ trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khi đi qua những ngôi nhà nổi, những chiếc thuyền ngược chiều, những người dân chài với chiếc váy quấn Longiy truyền thống chèo thuyền như những nghệ sỹ bằng một chân giữa mênh mông sóng nước….

Cư dân hồ Inle gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách khổng chỉ bởi sự mộc mạc. Đó là những người Kayan “cổ dài” khéo tay dệt vải, ngôi làng chuyên nghề làm dù giấy, sản vật địa phương tại khu chợ nổi trên hồ…

Theo Yêu Du Lịch

Phố cổ Hà Nội và những món ăn 'ngon không cưỡng nổi'

Bún ốc Hàng Chai, bún chả, bún riêu ngõ Phất Lộc, chim ngói Tạ Hiện hay phở Hàng Trống là những quán ăn nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách.
Từ hàng chục năm nay, những quán ăn này đã gắn bó và dần trở thành thói quen của người dân trong khu phố cổ.
1. Bún ốc Hàng Chai
Hàng Chai là một con phố nhỏ nối giữa phố Hàng Rươi và Hàng Cót nhưng lại có sức hút bí mật đến từ quán bún ốc mang tên cô Thêm.
Từ 25 năm nay, quán bún ốc này từng bước gây dựng thương hiệu bằng thứ nước dùng đặc biệt, dậy mùi ốc nhưng không tanh mà lại rất thơm, cộng với vị chua nhẹ của dấm bỗng làm cho món ăn cực kỳ hấp dẫn. Rất nhiều khách quen ăn ở đây hàng chục năm nay, từ khi một bát bún chỉ có giá 2 nghìn đồng.

Số 6 phố Hàng Chai từ lâu đã trở thành địa điểm yêu thích của những người mê bún ốc
Số 6 phố Hàng Chai từ lâu đã trở thành địa điểm yêu thích của những người mê bún ốc.

Qua nhiều lần tăng giá từ 2 nghìn lên 5 nghìn, 10 nghìn, 15 nghìn, 20 nghìn, rồi 30 nghìn như hiện nay nhưng kỳ lạ là giá cứ tăng dần nhưng khách không hề giảm đi, thậm chí càng ngày càng đông.
Vào khoảng 9 -10h sáng, rất có thể bạn sẽ phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để được thưởng thức món bún ốc nổi tiếng khu phố cổ này.
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua về nhà, thậm chí đem làm quà tặng bạn. Mọi người truyền tai nhau câu chuyện kể về các thực khách phương xa đặt hàng để gửi bún ốc qua máy bay, hay có một anh người Canada là khách hàng trung thành của quán, tuần đến ăn vài buổi vì... "nghĩ đến là thèm".

Chủ quán là cô Thêm, người đã bán bún ốc ở đây từ 25 năm. Quán chỉ bán vào khoảng 7h sáng đến 12 trưa
Chủ quán là cô Thêm, người đã bán bún ốc ở đây từ 25 năm. Quán chỉ bán vào khoảng 7h sáng đến 12 trưa.
Mỗi bát bún ốc có giá 30 nghìn đồng và thực khách có thể chọn ăn ốc to hay ốc nhỏ
Mỗi bát bún ốc có giá 30 nghìn đồng và thực khách có thể chọn ăn ốc to hay ốc nhỏ.
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua mang về nhà. Có lần, khách hàng còn đặt 10 bát bún để mang lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh làm quà. Vào đến nơi thì đun lại rồi mời bạn bè thưởng thức
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua mang về nhà. Có lần, khách hàng còn đặt 10 bát bún để mang lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh làm quà. Vào đến nơi thì đun lại rồi mời bạn bè thưởng thức.

2. Bún riêu ngõ Phất Lộc
Nằm sâu trong con ngõ Phất Lộc, xung quanh đầy rẫy những hàng quà sáng, nhưng gánh bún riêu giản dị của một bác tuổi ngoài 60, ở gần đình Tiên Hạ lúc nào cũng đông khách. Bác chủ quán tự nhận mình trí nhớ không tốt, chỉ có công thức làm ra thứ nước riêu thơm ngon là không bao giờ nhầm được.


Hàng bún riêu cạnh đền Tiên Hạ, ngõ Phất Lộc từ lâu ghi điểm với khách hàng vì vừa rẻ, vừa ngon. Khách hàng chủ yếu của quán là những người dân phố cổ, đã hàng chục năm ăn bún nơi đây.
Điều đặc biệt nhất mà ai ăn ở đây cũng ấn tượng, đó là giá thành cực rẻ, chỉ 7 nghìn đồng cho một bát bún riêu thông thường.
Ngoài ra, quán có thịt bò, giò, đậu để gia giảm nếu khách yêu cầu, giá cho một bán bún riêu "thập cẩm" đầy đủ đồ ăn thêm vào khoảng 20 nghìn đồng.
Bác Thành chủ quán tự hào khoe: "Gánh hàng tuy chân chất nhưng sử dụng rất ít các phụ gia công nghiệp như mì chính hay các chất tạo ngọt, nên vị bún riêu cua ở đây mộc nhưng lại ngọt một cách tự nhiên".

Hầu như lúc nào quán cũng kín khách với người chan, người húp
Hầu như lúc nào quán cũng kín khách với người chan, người húp.
Quán bán từ hơn 5h đến 10h sáng. Mỗi ngày bà chủ quán bán hết hơn 50 cân bún
Quán bán từ hơn 5h đến 10h sáng. Mỗi ngày bà chủ quán bán hết hơn 50 cân bún.
Mỗi bát bún riêu không có giá chỉ 7 nghìn đồng. Với bát có đậu, giò như trong ảnh thì giá là 20 nghìn đồng
Mỗi bát bún riêu không có giá chỉ 7 nghìn đồng. Với bát có đậu, giò như trong ảnh thì giá là 20 nghìn đồng.

3. Bún chả ngõ Phất Lộc

Quán bún chả ngõ Phất Lộc luôn đông khách vào buổi trưa
Quán bún chả ngõ Phất Lộc luôn đông khách vào buổi trưa.

Mỗi buổi trưa, quán bún chả đầu ngõ Phất Lộc, đoạn giao phố Lương Ngọc Quyến là điểm hẹn thường xuyên của người dân nơi đây. Cô chủ quán tên Thúy, đã bán bún chả ở đây được 30 năm, luôn niềm nở với khách hàng và cả những người qua đường muốn chụp ảnh.
Điểm nhấn của quán là chả không được nướng bằng vỉ sắt mà kẹp vào que tre để tạo hương vị đặc biệt. Không những thế, thịt làm chả cũng được cô chủ quán lựa chọn kỹ càng để chúng luôn tươi ngon.
Thịt miếng thái dày, ướp kỹ đủ thứ gia giảm, khi nướng lên "nhìn đã thấy thèm", nửa nạc nửa mỡ, cắn vào thấy vị ngọt và bùi béo của thịt lan trong miệng. Viên thịt băm cũng được chế biến từ loại thịt tươi, theo lời cô chủ quán là "không pha linh tinh", viên thành miếng vừa ăn, quạt trên than hoa thơm phức.


Mỗi suất bún chả có giá 35 nghìn đồng cũng đủ làm no bụng cả những người ăn khỏe nhất
Mỗi suất bún chả có giá 35 nghìn đồng cũng đủ làm no bụng cả những người ăn khỏe nhất.

4. Chim ngói nướng Tạ Hiện
Phố Tạ Hiện từ lâu đã nổi tiếng trong giới trẻ Hà thành với phô mai que, khoai tây bọc đường hay bia cỏ, trở thành điểm đến quen thuộc với những người có niềm đam mê ẩm thực.
Nhưng nếu như các quán khác chủ yếu mở vào buổi tối thì quán chim nướng ở đoạn giao giữa phố Tạ Hiện và Đào Duy Từ lại chỉ mở từ 16h đến 19h hàng ngày.
Những con chim ngói được kẹp vào vỉ và nướng trên than hoa. Khi vừa mới ra lò, chúng có màu vàng cánh gián với một lớp mỡ bóng bên ngoài trông vô cùng hấp dẫn.
Vì là chim ngói nên béo và dày thịt chứ không gày gò như chim sẻ hay bã như thịt bồ câu. Đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể nhai rau ráu hết tất cả những khúc xương mà không phải bỏ phí thứ gì. Chim ngói nướng được ăn kèm với củ đậu và rau thơm làm cho chúng không hề bị ngấy.


Khoảng 4h chiều đến 7h tối, nếu bạn nào thích ăn vặt có thể ghé qua phố Tạ Hiện, đoạn giao với ngõ Đào Duy Từ để ăn chim ngói nướng. Ngồi giữa con phố, ăn chim nướng, uống trà chanh, nói chuyện với bạn bè từ lâu đã trở thành một sức hấp dẫn khó có thể nào cưỡng lại.

Những con chim được kẹp thành vỉ và nướng trên than hoa
Những con chim được kẹp thành vỉ và nướng trên than hoa.
Mỗi suất 4 con kèm một đĩa củ đậu và rau thơm có giá chỉ 40 nghìn đồng
Mỗi suất 4 con kèm một đĩa củ đậu và rau thơm có giá chỉ 40 nghìn đồng.

5. Phở Gánh - phố Hàng Trống

Quán bán lúc khoảng gần 5 giờ chiều đến 7h tối
Quán bán lúc khoảng gần 5 giờ chiều đến 7h tối.

Cứ khoảng 5h chiều đến 7h tối, đoạn đầu phố Hàng Trống (góc giao với Hàng Gai) lại tấp nập nhờ hàng phở Gánh.
Không có bàn ghế như các quán khác, mỗi người đến ăn chỉ có một chiếc ghế nhựa nhỏ tý để ngồi và một chiếc nữa để đặt bát phở hay cốc nước. Nhưng đa phần mọi người đều đã quen tự tay bê bát chứ chẳng cần đặt vào đâu cho thêm chật chội.
Một tay cầm bát phở bò, một tay cầm đũa nên thìa trở thành thứ vô dụng. Khi cần nếm nước dùng, thực khách thường ghé cả bát vào mà húp. Nóng nhưng rất thú vị.
Không phải chảnh hay ngại làm, nhưng phở ở đây chỉ có duy nhất 1 loại là phở chín, không bao giờ bán phở tái. Thứ thịt bò thơm ngon, ngọt và mềm đã quyến rũ bao thực khách.


Nước dùng trong và có vị rất riêng. Đặc biệt, nếu đến ăn ở quán này, bạn sẽ không có cơ hội thưởng thức thêm trứng trần, bởi quán không bán món ăn thêm này vì sợ đục nước.

Theo Tiin.vn

Kinh nghiệm du lịch bụi Đà Lạt

Đà Lạt là điểm đến yêu thích của nhiều người, nhưng muốn đi du lịch tại Đà Lạt tiết kiệm chi phí nhất thì bạn nên đọc những lời khuyên và gợi ý dưới đây để có thể tiết kiệm chi phí nhất. Bài viết này sẽ tổng hợp những phương tiện đi, nhà nghỉ, khách sạn và chỗ ăn chơi tại Đà Lạt.
đà lạt, da lat vietnam, du lịch đà lạt

1. Phương tiện đi tới Đà Lạt

Chuyến bay thẳng tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP HCM) và Đà Nẵng của các hãng của Vietnam Airline và Air Mekong tới sân bay Liên Khương Đà Lạt . Từ đây bạn có thể bắt xe bus liên vận tại sân bay về Đà Lạt (dừng ở khách sạn Hàng không trên phố Pasteur gần Hồ Xuân Hương) với giá 50.000 VND; hoặc đi taxi khoảng 250.000 VND/lượt.
Nếu bạn sống ở TP HCM thì có thể bắt xe khách trực tiếp tới Đà Lạt, xe chạy khoảng 8 tiếng đi giường nằm.

Các hãng xe uy tín

- Xe Thành Bưởi: 266–268 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM, ĐT: (08) 38308090 – 38397747 – 38353123.
- Xe Phương Trang: 274-276 Đề Thám – TP.HCM, ĐT: 08.8375570.
Ngoài ra các nhóm phượt có thể tự lên cung đi phượt bằng xe máy tới Đà Lạt (tuy nhiên cái này tự các nhóm thảo luận, ở đây mình chỉ chia sẻ đường đi bằng máy bay và xe khách)

2. Về Khách sạn Nhà nghỉ

Nếu các bạn muốn thuận tiện đi lại trong thành phố, gần khu vui chơi cafe thì hãy chọn các khách sạn tại khu trung tâm như:

Golf Night Hotel (Dãy phòng mới có giá tốt 150.000 VND/phòng/đêm)

Địa chỉ: 6 Nguyễn Thị Minh Khai, 1, Đà lạt, Lâm Đồng
Điện thoại:063 3822 268

Duy Tân Hotel (giá phòng tầm 300k)

Địa chỉ: 83 Ba tháng Hai, Phường 1, Dalat, Lâm Đồng
Điện thoại:063 3823 546

Khách sạn Phố Núi (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)

Địa chỉ:50 Nguyễn Chí Thanh, 1, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại:063 3551 551

Khách sạn Đại Lợi (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)

Địa chỉ: 3 Bùi Thị Xuân, 2, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại:063 3821 106

Khách sạn Ngọc Lan (Liên hệ trực tiếp hỏi giá)

Địa chỉ: Số 42 Nguyễn Chí Thanh, Phường 1, Đà Lạt
Địa chỉ: 063 3838838

Ngoài ra còn có các khách sạn bình dân giá rẻ khác cũng tơi trung tâm thuận tiện cho việc đi lại ăn uống như:

Khách sạn Thanh Tùng

Địa Chỉ: 63 Phan Bội Châu, P1 – Tp.Đà Lạt
Điện Thoại: 0633821437 – 0908835855 – 0938835855
Giá phòng ngày thường: Liên hệ số

Khách sạn Ngọc Hoa
Địa Chỉ: 67 Phan Bội Châu, P1 – Tp. Đà Lạt
Điện Thoại: 0633821801 – 0937839106
Giá phòng ngày thường : thỏa thuận

Khách sạn Duy Tiên
Địa Chỉ: 71 Phan Bội Châu, P1 – Tp. Đà Lạt
Điện Thoại: 01688523979
Giá phòng ngày thường : thỏa thuận

Khách sạn Đức Anh
Địa chỉ: 75 Phan Bội Châu
Điện Thoại: 063.836929

3. Nhà hàng quán ăn


Đà Lạt là nơi hội tụ nhiều món ăn hấp dẫn của tất cả mọi vùng miền. Tuy nhiên các món ăn tại miền bắc và miền trung là phổ biến và ngon với những món như: cơm tấmcanh cua rau mồng tơi, canh cua rau đarau muống xào tỏi, bún Huếmì Quảng…Ngoài ra còn có 1 số món ăn của người Hoa.
Ăn sáng
Nói chung là tại thành phố Đà Lạt cũng như các tỉnh thành phố khác trên đất ta. Bạn nghỉ tại khách sạn nào thì buổi sáng chỉ cần dậy sớm đánh răng rửa mặt xong đi loanh quanh khu phố đó là có thể tìm được quán nào ngon nhất. Nhưng có một số món ăn sáng được yêu thích như:
- Mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung, nơi có 2-3 quán mì Quảng rất đắt khách vào buổi sáng
- Bún Bò Huế bà già tóc bạc – 37 Hùng Vương gần cafe raiiny bán buổi sáng
- Phở Trang: số 3 Bùi Thị Xuân hướng bờ hồ Xuân Hương 100m đi lên nằm trái bán cả ngày
- Bún bò O Công (6am – 7pm) – đường Phù Đổng Thiên Vương. Rất ngon tô đặc biệt có thêm chả cá thu. Rất đông khách
- Bánh canh Xuân An (chỉ có buổi chiều, buổi sáng bán bún bò và mì quảng) – số 15 Nhà Chung, ĐT: 0633 827690
- Nem nướng bà Nghĩa – 4  Bùi Thị Xuân ( gần chổ thuê xe máy Hoàng Anh ) bán cả ngày

Ăn Trưa
Ăn bình dân và ngon thì tới chợ lầu Ðà Lạt. Ở đây có các món như: bún, cháo, cơm, phở, bánh cuốn… với giá cũng rất bình dân 15.000 đến 20.000 đ/đĩa. Hay quanh khu vực chợ đà lạt cũng có rất nhiều quán cơm với giá bình dân khoảng 20.000 đồng.
Ngoài ra có một số nhà hàng ăn ngon như:
Cơm niêu Hương Trà, đường Nguyễn Thái Học ngon và rẻ có khuôn viên rộng thích hợp đậu xe
Cơm Vĩnh Lợi – đường 3 tháng 2 cạnh vòng xuyến quán rất đông khách bán cả ngày đêm giá bình dân
Cơm niêu, cơm đập Nam Đô – 6 Nguyễn Thị Minh Khai (đường trước chợ Đà lạt) ĐT: 0633 824550
Cơm tấm cuối đường Hai Bà Trưng cách ngã tư La Sơn Phu Tử 300m bên tay phải. Quán ngon đông khách bán cả ngày
Lẩu bò Thanh Tân – đường Nguyễn Thị Định, 2 người ăn 1 lẩu nhỏ chỉ có 60.000, ngon và rẻ – phục vụ nhiệt tình

Về thịt rừng ở Đà Lạt bạn có thể ghé những chỗ sau :
- Nhà hàng Nhật Ly:  Phan đình Phùng
- Nhà hàng Thiên Hương 1 và 2: Bùi Thị Xuân
- Quán Thông reo: đường vào thung lũng vàng
Quán Tư Loan: Hai Bà Trưng, gần công ty vệ sỹ
Quán 14 Yersin – Quán Hương Đồng: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ăn Tối
-Lẩu bò Thanh Tân – đường Nguyễn Thị Định, 2 người ăn 1 lẩu nhỏ chỉ có 60.000, ngon và rẻ – phục vụ nhiệt tình
-Lẩu bò Hạnh – đường Bùi Thị Xuân giá bình dân quán nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách bán từ chiều đến tối
-Lẩu cá hồi và Lẩu bò – khu Ba Toa đường 2 tháng 2 đầu cầu nhà đèn bên trái vào 200m bán chiều tối rất đông khách
-Miến Gà Nga ( bán khuya ) cuối đường Nguyễn Chí Thanh, gần khách sạn Ngọc Lan
-Hải sản tươi sống Anh Đức: đường 3 tháng 2 qua cầu nhà đèn nằm bên tay trái quán bán chiều tối rất đắt khách

Còn rất nhiều quán ngon nữa hiện tại mình chưa thống kê hết được nên khi đến đó các bạn có thể hỏi lễ tân khách sạn, nhà nghỉ hoặc ngoài dân sống quanh đó họ sẽ rất am hiểu.

 4. Thuê xe máy, xe đạp, Taxi, Bus tại Đà Lạt

Xe máy: Các điểm cho thuê xe máy rất nhiều ở đây. Bạn có thể nhờ khách sạn thuê xe máy, giá khoảng 100.000 đến 150.000 VND/ngày, xăng tự đổ.
Xe đạp đôi: Khu vực quanh Hồ Xuân Hương là địa điểm cho bạn lựa chọn nếu bạn muốn thuê xe đạp đôi (nên thuê xe này đi vào buổi tối là ok nhất). Để thuê được xe bạn cần có CMND. Giá tương đối mềm
Xe ôm: Có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, kể cả những nơi tưởng là vắng vẻ. Với thành phố nhiều đồi dốc này xe ôm là phương tiện di chuyển chính của tất cả mọi người.

- Taxi

- Taxi Anh Đào: (063). 3570570
- Taxi Đà Lạt Toserco: (063). 3830 830
- Taxi Thắng Lợi: (063). 3835 835
Xe bus: Các tuyến xe Bus từ bến xe bus tại trung tâm thành phố Đà Lạt theo các tuyến đường về các xã, huyện của Đà Lạt, Lâm đồng. Dựa trên lộ trình này du khách có thể lựa chọn cho mình hình thức tham quan một số điểm du lịch bằng phương tiện xe bus.

5. Địa điểm thăm quan thắng cảnh tại Đà Lạt

Đồi Mộng Mơ
Được coi là Đà Lạt thu nhỏ bởi tại đây có đầy đủ mọi thứ dịch vụ như: biệt thự nhà vườn, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bán đồ lưu niệm, nghệ thuật đá chen hoa. Mặc dù chỉ có diện tích khiêm tốn, nhưng tại đây có đầy đủ các loại hoa xoanh mướt quanh năm, với nhiều giống hoa mới đang rực rõ khoe sắc.
đồi mộng mơ tại đà lạt
Thung lũng tình yêu
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.
thung lũng tình yêu, thung lung tinh yeu tai da lat
Hồ Than Thở
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:

“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
thung lũng tình yêu tại đà lạt
Liêng Rơwoa (thác Voi)
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km.

thác voi tại đà lạt
Các Dinh I, II, III
Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
dinh 1 tại đà lạt
Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
dinh 2 tại đà lạt
Dinh III: là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
dinh 3 tại đà lạt, dinh bảo đại tại đà lạt
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Lê Nin, Đồi Cù,…
một góc hồ xuân hương, hồ xuân hương tại đà lạt
Ngoài ra còn một số địa danh nuổi tiếng khác như: Hồ suối vàngThác PongourThác Hang CọpThác Cam LyThác Đamb’riThiền Viện Trúc LâmNhà Thờ Gà ConĐồi CùNúi langbiangGa Đà lạt
 Nhưng gợi ý về tour du lịch hoặc vé máy bay giá rẻ đi Đà Lạt trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể nêu ra hết được. Chính vì vậy bạn có thể xem thêm những gợi ý khác khi đi du lịch tại Đà Lạt.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Tổng Hợp Những Địa Điểm Du Lịch Đà Nẵng Hấp Dẫn (P2)

Tham gia Tour du lịch Đà Nẵng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những danh thắng nổi tiếng làm mê lòng người. Sau khi khởi hành từ “Viện Bảo tàng Chăm”, tàu lướt sóng qua cầu quay sông Hàn. Hai bên bờ thành phố lùi dần, mở ra trước mắt cảnh tượng trời mây đẹp lung linh huyền ảo. Từ trên thuyền, bạn sẽ thoả sức ngắm biển Tiên Sa, mũi Nghê Sơn Trà, hòn Chão Hải Vân... Phần 2 của bài viết tiếp tục giới thiệu đến các bạn những điểm đến hấp dẫn tại Đà Nẵng.
1. Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Thánh Địa Mỹ Sơn
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.


Với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), Mỹ Sơn được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như: Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.

Vào năm 1898, khi Mỹ Sơn còn nằm giữa những khu rừng rậm rạp, một người Pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn. Sau đó nơi này được các nhà khoa học đến nghiên cứu, đặc biệt là các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc. 


Từ đây, một khu di tích tôn giáo kỳ vĩ bậc nhất, đặc trưng nét Chămpa xây dựng trong suốt 1000 năm đã được khám phá. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), là một trong những trung tâm đền đài ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thánh địa Mỹ Sơn có vị trí rất quan trong nền văn hóa nghệ thuật vùng Đồng Nam Á nói chung. Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.


2. Phố Cổ Hội An


Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo.  Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng - Hội An.
Địa lý

Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ  sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu.

Khi thành lập thành phố, Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại; 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.

Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.
- Phía Ðông giáp biển Ðông
- Phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên
- Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn

Danh thắng cảnh tại đô thị cổ Hội An

Chùa Cầu
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.

Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)

Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993

Hội quán Phúc Kiến (Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía Thiên Hậu (23tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu – thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.
Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hào các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.

Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa

Chùa Ông (Số 24. Trần Phú – thị xã Hội An)

Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.

Quan âm Phật tự Minh Hương (Số 7. Nguyễn Huệ – thị xã Hội An)

Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.

Nhà thờ tộc Trần (Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tạo lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ…phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị- thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hoá của đô thị cổ.

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú – thị xã Hội An)

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam … minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Số 149. Trần Phú – thị xã Hội An)

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.


3. Nghĩa Trang Liệt Sỹ Nghĩa Trũng


Quý khách đến tham quan Đà Nẵng sẽ có dịp đến thăm Nghĩa trũng Hòa Vang là ngôi mộ lớn của nghĩa sĩ được lập tại Hòa Vang theo sắc tứ vua ban để quy tụ hài cốt các tướng sĩ vì nước quên thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858. Ban đầu, nghĩa trũng được lập ở Trũng Bò làng Nghi An, nay thuộc P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ.
Khoảng năm 1920, Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá làng Khuê Trung. Đến năm 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ. Hiện nơi đây có 1.056 ngôi mộ liệt sĩ.
Mặt trời trên lá mù u

Tôi về thăm khu di tích lịch sử nghĩa trũng Hòa Vang, nay thuộc P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, trong những ngày mùa thu. Đã 150 năm - ngày Đà Nẵng đánh thắng trận đầu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp bảo vệ Tổ quốc (1-9-1858 – 1-9-2008), thời gian như những thước phim quay lại từng thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc. Và TP Đà Nẵng hôm nay đã từng trải qua bao thăng trầm dâu bể, đã có biết bao người ngã xuống cho nền độc lập tự do của mảnh đất này. Trong khói hương rưng rưng, tôi cứ hình dung về hào khí của nghĩa quân thời đó. Bao năm qua, cây mù u vẫn đứng hiên ngang trong khu nghĩa trũng (KNT) để chứng kiến bao đổi thay của cuộc sống nơi đây. Những dãy mộ không tên san sát, những bát hương đầy, những khóm hoa, những hàng cây mới được trồng lên xung quanh..., tất cả hòa vào trong tôi cảm giác khó tả. Cái cảm giác vừa thân thương xen lẫn tự hào.

Du lịch Đà Nẵng về thăm nghĩa trũng hòa vang

Theo ông Huỳnh Trung, Hội Người cao tuổi P. Khuê Trung, số mộ liệt sĩ ở đây mà hằng ngày ông thường ghé về hương khói là 1.056 ngôi mộ, ngoài ra còn vài chục ngôi mộ không phải là mộ liệt sĩ nhưng trong quá trình di dời, người dân gặp phải nên đưa luôn vào trong khuôn viên nghĩa trũng. Tôi không khỏi ngạc nhiên vì trong khuôn viên nghĩa trũng, có 3 cây có độ tuổi lớn là cây mù u, cây mai bà và cây sung. Ở đây trước kia rất hoang vu, cỏ mọc ngút ngàn. Theo số liệu, ngày xưa toàn bộ KNT diện tích khoảng 4.000m2 nhưng hiện nay chỉ khoảng 3.000m2. Phần còn lại đã được mở rộng thành đường sá dẫn vào khu di tích. Trong quá trình đô thị hóa, đường vào KNT đã được nâng cấp bê-tông hóa và thảm nhựa vào tới cổng. Năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng công nhận nghĩa trũng Hòa Vang là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trên đất nước Việt Nam, cũng chỉ mỗi nơi này được gọi là nghĩa trũng.

Tôi ấn tượng bởi tán lá mù u nhiều năm tuổi đang che rộng cả một khoảng trời đầy gió nơi đây. Trên cao ấy, cây đang trò chuyện và hình như khu vực nghĩa trũng càng thêm linh thiêng khi nghe từng đợt gió về lao xao trên tán lá. Cây mù u này đã chứng kiến bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu công sức và cả những giọt nước mắt của người hôm nay. Cây mù u đã có mặt nơi này như một anh hùng trong chiến trận, bây giờ vẫn vươn cao trong nắng sớm, đón những ngọn gió lành về với anh em mộ chí nơi đây. Tôi ngồi lặng dưới gốc mù u và hình dung về chiến trận ngày xưa với gậy gộc, với những tiếng hô hào lấn át tiếng bom đạn. Đó không chỉ là chiến công của người dân Đà Nẵng, Quảng Nam mà còn là sự hợp lực của hàng vạn chiến sĩ nghĩa binh trên cả nước với các vị tướng như Đài Trí, Châu Phước Minh, Phạm Thế Hiển, Ông Ích Khiêm, Lê Đình Lý, Nguyễn Tri Phương. Mỗi gốc cây, mỗi viên gạch, cả cái giếng được xây theo kiến trúc Chăm nơi đây đều để lại trong tôi những ấn tượng. Tôi thấy ấm lòng bởi niềm tự hào và biết ơn sâu sắc khi đứng lặng bên từng hàng mộ.
Ngĩa trũng hòa vang
Nghĩa Trũng Xưang

“Người xưa đã xa rồi, nay dựng tượng đài mà vẫn bàn đến đời của họ và nghĩ đến con người thời ấy - Tổ quốc thiêng liêng với những chí sĩ anh hùng thời ấy, noi dấu đời trước để chấp cánh cho đời sau” (Hai câu đối ở nghĩa trũng Hòa Vang, bản dịch của Lê Duy Anh – Lê Hoàng Vinh). Đó là dấu ấn lịch sử và cũng là lời người đi trước để lại răn dạy con cháu hôm nay. Cụ Huỳnh Ngọc Tế, 78 tuổi, Hội Người cao tuổi P. Khuê Trung, nguyên là cơ sở cách mạng, là xã trưởng Khuê Trung những năm đầu 1970 kể rằng, ông biết đến những ngôi mộ liệt sĩ ở nghĩa trang này khi ông 20 tuổi. Hồi đó, ông cùng lực lượng thanh niên làng Khuê Trung đóng quách gỗ để đưa hài cốt các liệt sĩ về đây.
Trong ký ức xa xôi của ông, những năm tháng ấy là khoảng thời gian tuổi trẻ ý nghĩa nhất đời. Ông vui mừng khi kể cho tôi nghe những đổi thay trong khu vực nghĩa trũng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, KNT hôm nay đã được nâng cấp khang trang, sạch đẹp. Ông băn khoăn rằng có 3 con đường để đi đến nghĩa trũng, nhưng những con đường này đều ngắn và chật. Mỗi năm đến ngày lễ rước nước vào tế lễ, đi lại rất khó khăn. Mong muốn của ông cũng như của người dân khu vực này là có con đường rộng hơn. Tôi hiểu những băn khoăn đó không chỉ của những người có trách nhiệm mà tôi còn hiểu, trong quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng đông đúc, các chư phái tộc của KNT đã giao lại cho Hội Người cao tuổi của P. Khuê Trung chăm lo, quản lý nơi này. Nhưng hiện nay, cả khu vực này chỉ có một người túc trực quét dọn, hương đèn.
Được biết, hệ thống đèn chiếu sáng trong khuôn viên nghĩa trũng đã bị hư hỏng nặng sau một thời gian đưa vào sử dụng, diện tích đất còn lại phía sau nhà thờ hiện nay có 3 hộ dân đang sử dụng để trồng rau. Cải thiện đời sống cho người dân là một việc cần làm, nhưng nên chăng không sử dụng đất nghĩa trang vào việc này mà khoảng đất trống có thể dùng trồng hoa, tạo cảnh quan môi trường và làm đẹp cho KNT?
Thời gian gần đây, tình trạng trộm cắp vặt ban ngày tại khu vực Khuê Trung diễn ra nhiều, Hội Người cao tuổi của P. Khuê Trung đã đưa toàn bộ đồ dùng tế lễ về gửi ở UBND phường vì sợ kẻ gian lấy cắp. Chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban, ngành liên quan thành lập một Ban quản lý di tích ít nhất 3 người, để có người chăm sóc, quét dọn toàn bộ nghĩa trang, và có kế hoạch sử dụng khoảng đất trống này nhằm phục vụ mục đích chung là tôn tạo cho khu di tích. Đồng thời, khi có khách tới tham quan, tìm hiểu về khu di tích nghĩa trũng, cần có người giải thích, thuyết trình về lịch sử của khu di tích này.
Vẫn còn đó những nỗi lo, không chỉ cho di tích nghĩa trũng Hòa Vang mà còn nhiều di tích khác trên địa bàn TP Đà Nẵng. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng ít nhiều đến cảnh quan môi trường, đặc biệt là làm sao gìn giữ và phát huy những khu di tích lịch sử, đó mới là văn hóa tinh thần để cân bằng lại nhân tâm của mỗi người.


4. Làng Cổ Túy Loan


Làng Cổ Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam.

Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện tích trên 110m² trong khuôn viên rộng hơn 8.000m², thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn và đặc biệt có cây đa cổ thụ cành lá xum xuê chắc đã có hơn trăm tuổi gây ấn tượng và cảm xúc khó quên. Tại văn bia đặt trong đình còn có bài ký của Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khuê người huyện Thanh Trì (Hà Nội) ghi lại việc lập đình. Bài ký có đoạn: “Đình gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói'”. Văn bia ở Nhà ngũ tộc trong làng ghi rằng năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470). Năm vị dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan.

Đã hơn một thế kỷ trôi qua, đình làng vẫn còn gần như nguyên vẹn, trang nghiêm, trầm mặc dưới bóng đa cổ thụ và giữa bao các rặng tre làng. Sân đình có xây trụ biểu, bình phong, vẽ các câu đối... rất uy nghi, tôn kính. Hằng năm, đến ngày mồng chín tháng giêng làng cúng đầu năm và hội làng cũng được tổ chức dịp này với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao bổ ích, vui nhộn như: đua thuyền, hát hò khoan đối đáp, thi nướng bánh tráng... thu hút những trai tài, gái sắc, dân làng nhiều nơi và khách thập phương đến dự hội và tham quan. Đến ngày 11-12 tháng 8 âm lịch hằng năm, cả làng lại long trọng thiết lễ tế đình để tỏ lòng biết ơn các vị tiền hiền đã có công khai khẩn lập làng và cầu mong quốc thái dân an.

Mái đình, cây đa, bến nước... là biểu tượng đặc trưng của làng cổ Việt Nam. Ở đây, làng Tuý Loan có vị trí thuận lợi, là nơi hội tụ giữa đường thủy và đường bộ. Cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa... Tương truyền Túy Loan xưa phát triển sầm uất, nổi tiếng trù phú, cảnh trên chợ dưới sông tấp nập. Chợ Tuý Loan như là một trung tâm quy tụ hầu hết sản vật quanh vùng: cá mắm từ Hội AnĐà Nẵng lên, lâm sản từ miền Tây xuống, chiếu, nón, nong rổ Cẩm Nê về... Nghề làm bánh tráng và mì Quảng ở Tuý Loan nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay còn trên 5 lò bánh, trong đó có lò Bà Tỉnh với nghề gia truyền hơn 40 năm. Để có bánh tráng ngon phải chế biến đủ năm thứ gia vị mắm, muối, đường, tỏi và mè. Còn để có con mì ngon dẻo, phải chọn ra được gạo 13/2 sản xuất từ vùng đất cát không phèn của xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc). Pha chế là bí quyết, một nghệ thuật của làng để bánh tráng và mì có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được. Dân gian đã truyền tụng câu ca rằng:

Tuý Loan trăm thứ đều ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ !

Khách đến du lịch Đà Nẵng, ra Bắc vào Nam hãy ghé lại Tuý Loan, dạo một vòng quanh làng và chợ họp ven sông, thưởng thức hương vị mì Quảng và bánh tráng, chiêm ngưỡng đình làng và không gian làng cổ. Có dịp dự hội làng quý khách sẽ rất thú vị và có ấn tượng khó quên về một làng cổ, một đình làng với cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, con người ân tình và nồng hậu, đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam rất đáng tự hào và trân trọng.

5. Đèo Hải Vân


Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Đây là đèo cao nhất (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh đèo mây phủ quanh năm nên còn được gọi là “đèo Mây”. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và QuảngNam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này).

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Có những lúc mây nhiều che phủ cả đoạn đèo, quấn quýt níu lấy chân du khách làm bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn TràCù Lao Chàm... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung.

6. Đình Làng Hải Châu


Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, tổ 6, đường Phan Chu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.  Phía trước đình có hồ nước lớn, ở giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi.
Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ “nhất”. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào nam từ năm Tân Mão (1471). Vua Lê đã lập ra ấp Hàn Giang (sau là tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố Đà Nẵng) và các tộc họ ấy đã quần tụ lại thành làng Hải Châu (theo tên xã cũ ở Thanh Hóa, bao gồm phần nội thành Đà Nẵng hiện nay), được triều Nguyễn phong sắc phong “chánh xã”. Hơn 500 năm qua các tộc họ đầu tiên ấy đã đặt nền móng và không ngừng đóng góp công sức cho sự hình thành thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Trên gác chuông đình Hải Châu hiện còn 1 chiếc chuông đồng, thân chuông có bài minh đắp nổi bằng chữ Hán. Tạm dịch: năm Minh Mạng thứ 5 (Giáp Thân - 1842) trùng tu chùa. Năm sau (1825) vua ban chỉ sắc tứ cho mang tên “Chùa Phước Hải”. Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn - 1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập chuông này. Các nhà sử học xác định Đình Hải Châu là Chùa Phước Hải, nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi - 1719 đã vào Quảng Nam và nghỉ lại, sau đó dân đã lập bàn thờ ông tại đây.

Đình làng Hải Châu được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12/7/2001.

7. Bãi Tắm Bắc Mỹ An


Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía đông nam. Với chiều dài bờ biển gần 4km, bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những khu nghỉ mát đạt tiêu chuẩn 5 sao, Bắc Mỹ An được du khách biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế.

Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp gồm: bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực Furama Resort & Lifestyle Resort với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày.

Đặc điểm: Với chiều dài bờ biển gần 4km, bãi biển có cát trắng mịn và nước trong xanh với nhiệt độ ít chênh lệch quanh năm. Sau khi có đường ven biển Sơn Trà – Hội An, xung quanh bãi biển này đã có nhiều khu nghỉ mát được xây dựng và khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, Bắc Mỹ An được du khách biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế.

Ngoài khu du lịch Furama, tại bãi tắm Bắc Mỹ An còn có một số cơ sở dịch vụ của T18, Công ty Danatours và một số hàng quán của tư nhân dọc theo bãi biển với giá cả phải chăng. Vì vậy, du khách đến với bãi tắm Bắc Mỹ An, tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính, có thể lựa chọn cho mình một địa điểm nghỉ ngơi thích hợp.


8. Làng Chiếu Cẩm Nê


Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía tây nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Du Lịch Đà Nẵng ,Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống.
Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn, những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều đại vua sắc phong, ban thưởng. Theo lời những vị cao niên của địa phương, nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa truyền vào miền nam khoảng từ thế kỉ 15, lúc vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam -Đà Nẵng. Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm, thử thách bởi chiến tranh ly tán, có lúc bị cạnh tranh dữ dội do các loại chiếu nilông ngoại nhập, chiếu hoa Cẩm Nê vẫn âm thầm tồn tại bền bỉ.

Bằng những nguyên liệu đơn giản như lát (cói), đay và với một khung dệt kết cấu tinh tế, mỹ thuật, nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi trong nam, ngoài bắc những tấm chiếu hoa đủ cỡ với những hoa văn trang trí đẹp. Ưu điểm của chiếu hoa Cẩm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu.